Lịch sử khí tượng Áp thấp nhiệt đới Amang (2019)

Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa
Đường đi và ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới Amang ở Philippines.

Một vùng áp suất thấp hình thành trên vùng biển phía đông của Quần đảo Gilbert vào ngày 2 tháng 1 và được Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp chỉ định số hiệu là 90W.

Vào ngày 4 tháng 1, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp đã đưa ra cảnh báo hình thành áp thấp nhiệt đới cho hệ thống này và nâng cấp nó thành áp thấp nhiệt đới vào ngày hôm sau, đưa ra số hiệu là 01W.[1] Sau khi đánh giá lại cường độ, trung tâm này đã hạ cấp nó xuống vùng áp thấp vào chiều ngày 7 tháng 1 và đưa ra một báo cáo cuối cùng về nó vào lúc 11 giờ tối[1]. Theo đó, đây chỉ là một nhiễu động nhiệt đới, tiếp tục di chuyển về phía tây.

Vào lúc 2 giờ chiều ngày 19 tháng 1, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã nâng cấp nó thành áp thấp nhiệt đới. Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines theo dõi sau đó vào lúc 11 giờ tối và đặt tên địa phương là "Amang"[2], sau đó tuyên bố rằng áp thấp nhiệt đới này đã đổ bộ lên đảo Siargao vào lúc 8 giờ tối ngày 20, nhưng vị trí của Cơ quan Khí tượng Nhật BảnTrung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp cho thấy hệ thống này chỉ đi qua vùng biển phía đông Philippines. Sau đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh, áp thấp nhiệt đới đã di chuyển phía nam và dần dần suy yếu[1][3]. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã ngừng cảnh báo vào chiều ngày 22 tháng 1.